Giỏ hàng
CHĂM SÓC ĐAU MẮT ĐỎ ĐÚNG CÁCH ĐỂ NHANH LÀNH BỆNH

CHĂM SÓC ĐAU MẮT ĐỎ ĐÚNG CÁCH ĐỂ NHANH LÀNH BỆNH

Ngày: 07-05-2019 đăng bởi: Hồ Nam

Khi mắc bệnh đau mắt đỏ, biết được tình trạng bệnh và lựa chọn được cách chăm sóc đau mắt đỏ đúng cách, chắc chắn sức khỏe của đôi mắt sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Đau mắt đỏ là bệnh gì?

Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng viêm nhiễm mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây và gây thành dịch qua đường hô hấp, hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh.

Do đó cần phải giữ vệ sinh thật tốt để kiểm soát, tránh gây lây lan bệnh cho mình và những người xung quanh.

Triệu chứng dễ nhận biết của bệnh đau mắt đỏ

Khi bị mắc bệnh đau mắt đỏ, thông thường bệnh nhân gặp các triệu chứng như ngứa, cộm xốn, đỏ mắt… Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện của đau mắt đỏ cũng khác nhau.

Đau mắt đỏ do vi khuẩn kèm theo đổ nhiều ghèn (rỉ) màu xanh, vàng dính ở 2 mi mắt vào buổi sáng.

Đau mắt đỏ do virus thường chảy nước mắt nhiều, bệnh nhân rất nhạy cảm với ánh sáng, nổi hạch ngay trước tai.

Đau mắt đỏ do dị ứng mắt ngứa rất nhiều kèm theo rỉ ở 2 khóe mắt.

Đây là những triệu chứng chung, tuy nhiên có những trường hợp phối hợp các dấu hiệu, vì thế bệnh nhân không nên dựa vào những triệu chứng đó để chẩn đoán và tự điều trị.

Chăm sóc đau mắt đỏ


Từ những triệu chứng để bác sĩ nhãn khoa có thể khám và chẩn đoán bệnh, việc chăm sóc mắt không chỉ giúp bệnh thuyên giảm mà còn giúp các triệu chứng dần mất đi, mắt cũng nhanh khỏi và có cảm giác dễ chịu hơn.

Chăm sóc đau mắt đỏ làm giảm triệu chứng khó chịu

Khi bị đau mắt đỏ do virus, bạn có thể chăm sóc mắt bằng cách chườm lạnh để giảm triệu chứng phù nề.

Đau mắt đỏ do vi khuẩn sẽ cần chú ý nhiều hơn đến việc giữ gìn vệ sinh cho đôi mắt bằng cách rửa tay sạch, sử dụng riêng các đồ dùng cá nhân. Quần áo, khăn rửa mặt, khăn tắm cần được làm sạch và phơi những nơi có nắng và có độ thoáng.

Bên cạnh đó, khi bị đau mắt đỏ kèm theo các triệu chứng khó chịu ở mắt, nếu bạn vẫn tiếp tục học tập hay làm việc, mắt sẽ lâu khỏi, dễ nhức mỏi hơn. Vì thế, cần nghỉ học, nghỉ làm vài ngày, cho mắt được thực sự nghỉ ngơi. Cách này vừa tránh lây bệnh cho người khác vừa giúp đôi mắt thư giãn, bớt căng thẳng hơn.

Chăm sóc đau mắt đỏ trong thời gian bị bệnh

Chăm sóc mắt để giảm triệu chứng là một trong những cách bảo vệ thị lực và lấy lại sức khỏe đôi mắt một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, trong thời gian mắt bị bệnh, cần có chế độ chăm sóc mắt, bổ sung dinh dưỡng hợp lý giúp hỗ trợ tích cực cùng với điều trị bằng thuốc.

Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo để rửa mắt hàng ngày. Trước khi tiến tra rửa cần vệ sinh bàn tay thật sạch sẽ.

Để bệnh có thể nhanh khỏi, người bệnh cần bổ sung trong thực đơn các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, các vitamin A, B12, C, D … có trong rau cải bó xôi, rau cải, cà rốt, khoai tây, khoai lang… Những thực phẩm này rất giàu các tiền tố benta-carotene sẽ chuyển hóa thành vitamin A giúp mắt sáng, khỏe mạnh.

Những việc nên tránh khi bị đau mắt đỏ

Bên cạnh việc chăm sóc mắt đúng cách trong thời gian bị bệnh đau mắt đỏ, cũng cần lưu ý tránh những việc không nên làm khiến mắt bị bệnh nặng hơn, dễ bội nhiễm.

Tránh dùng các loại thuốc nhỏ mắt được quảng cáo là chuyên điều trị đau mắt đỏ vì chúng có thể che giấu tình trạng bệnh. Nên dùng các loại thuốc sau khi thăm khám và có chỉ định từ bác sĩ.

Khi bị đau nhức mắt do bệnh đau mắt đỏ, cần hạn chế đeo kính áp tròng trong khoảng thời gian này để tránh tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Ngoài ra, bạn có thể cần cân nhắc… vứt bỏ kính áp tròng và hộp đựng đang dùng để loại bỏ vi khuẩn (nếu có) và tránh tái nhiễm trùng.

Tránh để mắt làm việc lâu trên máy tính hay di chuyển lâu trên đường bởi mắt đang yếu sẽ càng thêm mỏi, mắt bệnh càng thêm nặng khi tiếp xúc với vi khuẩn và ô nhiễm.

Tránh dụi mắt, tự ý lấy tay lấy dử mắt mà phải dùng bằng khăn sạch ẩm, lau nhẹ nhàng tránh làm tổn thương mắt.

Với những trường hợp bị đau mắt đỏ 1 bên, tránh tra vào mắt lành bệnh thuốc nhỏ của mắt bị bệnh, hạn chế tiếp xúc các đồ vật trung gian vào 2 mắt để tránh bệnh lây sang bên mắt còn lại.

Tránh dùng thuốc kháng sinh hay thuốc chống phù nề, những thuốc này hoàn toàn không có tác dụng đối với bệnh đau mắt đỏ, trong 1 số trường hợp có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Tránh dùng các biện pháp dân gian như xông lá trầu để điều trị, các phương pháp này có vẻ an toàn và làm dịu mắt nhưng hoàn toàn không thể điều trị dứt điểm lại còn khiến mắt bị nhiễm khuẩn hơn.

Tránh dùng chung khăn mặt, khăn tắm và thường xuyên giặt rồi sấy khô hoặc phơi dưới nắng.

Hạn chế cho trẻ đi bơi ở hồ bơi công cộng hay đến những nơi đông người khi đang có dịch đau mắt đỏ lưu hành.

Đặc biệt, khi bị đau mắt đỏ, người bệnh nên kiêng:

  • Thực phẩm gây nóng, rát, đỏ mắt: tỏi, ớt, hành, hẹ hay thịt chó…
  • Thực phẩm tác động xấu đến tình trạng viêm: đồ tanh, cá, mực, tôm, cua…
  • Thực phẩm hạn chế tầm nhìn, giảm khả năng nhạy bén của thị lực: rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích…

 

H THNG KÍNH THUC - PHÒNG KHÁM MT THU HÀ
(Đối diện cổng số1 Bệnh viện mắt Trung Ương)

  • Phòng khám chuyên khoa mt:Tầng 2, Số134 Bà Triệu, P.Nguyễn Du, Q.HBT, HN - ĐT 0243 943 4570 (máy lẻ102)
  • Nhà Thuc chuyên khoa mt:Tầng 2, Số134 Bà Triệu, P.Nguyễn Du, Q.HBT, HN - ĐT 0243 943 4570 (máy lẻ102)
  • Hiu kính:Số134 và 140 Bà Triệu, P.Nguyễn Du, Q.HBT, HN - ĐT 0243 943 4570
  • Hotline: 0908134140
  • ĐT: 02439434570
  • Web: www.kinhthuocthuha.vn
  • Email: phongkham@kinhthuocthuha.vn
  • Đăng ký khám: Nhắn tin theo cú pháp sau và gửi tới sốHotline: 0908 134 140

Ngày khám – Gikhám – Bác sĩ khám – Htên – Ngày sinh – Gii tính
Vd: 22/12 10h30 BS Hy Nguyen Van A 20/10/2008 Nam.