Kính áp tròng đem lại vẻ đẹp và tiện lợi cho người sử dụng điều đó không thể phủ nhận. Tuy nhiên bên cạnh lợi ích đó thì kính áp tròng sẽ đem lại nhiều tác hại đến đôi mắt nếu không biết sử dụng đúng cách. Hãy cùng Khám mắt Thu Hà tìm kiểu sâu hơn về cách dùng áp tròng đúng cách nhé.
1. Không vệ sinh tay trước khi đeo kính
Vệ sinh kính áp tròng thì ai cũng biết nhưng vệ sinh tay thì nhiều bạn lại bỏ qua. Kính áp tròng đã vệ sinh sạch sẽ thế nhưng nếu tay bẩn thì vi khuẩn rất nhanh lan sang kính trong quá trình đeo. Kính tiếp xúc gần sát với mắt nên nếu bị nhiễm khuẩn sẽ khiến mắt rước thêm nhiều bệnh từ bên ngoài lây vào.==Do đó, tốt nhất là trước khi tay chạm vào kính thì bạn cũng nên nhớ vệ sinh tay thật sạch sẽ để mắt được giữ an toàn tối đa.
2. Để móng tay quá dài
Móng tay quá dài sẽ khiến bụi bẩn, vi khuẩn bám đầy rất khó để vệ sinh. Hơn nữa, móng tay dài và sắc cũng làm tăng nguy cơ trầy xước màng mắt, tổn thương giác mạc trong quá trình đeo kính áp tròng.
Vì thế, nếu phải đeo kính áp tròng thường xuyên thì bạn không nên để móng tay quá dài, tốt nhất là nên cắt gọn lại để giúp giảm nguy cơ tổn thương mắt.
3. Chọn sai độ kính
Việc dùng luôn số đo của kính mắt cũ, mà không kiểm tra lại độ mắt khi mua kính áp tròng là một trong những sai lầm điển hình của các bạn. Điều này rất gây hại cho mắt, có thể dẫn đến hiện tượng nhức mỏi mắt, đau mắt khi đeo trong thời gian dài bởi khoảng cách của kính áp tròng khi đeo khác với kính mắt. Các chuyên gia khuyên các bạn cần phải đo độ mắt trước khi mua kính áp tròng và là nên sử dụng kính áp tròng giảm độ từ 0.25 – 0.5 so với độ cận của mắt và ngược lại với viễn thị (tăng lên).
4. Lạm dụng kính áp tròng
Ai cũng nhận thấy rằng việc đeo kính áp tròng giúp mắt bạn trở nên lung linh và khuôn mặt trở nên có hồn trông thấy. Thế nhưng, bạn không nên lạm dụng kính áp tròng bởi đeo kính áp tròng quá lâu vì đều này không chỉ gây ra tình trạng nhức mỏi mắt, khô mắt, mà nó còn tạo điều kiện cho các vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập và gây nên các căn bệnh về mắt hay có thể gây ra những chấn thương nhỏ cho mắt mà bạn khó phát hiện bằng mắt thường. Nếu những vết xước trên mắt ngày càng nhiều và trở thành sẹo sẽ gây giảm thị lực, viêm loét giác mạc, thậm chí có trường hợp dẫn đến mù lòa. Đặc biệt, khi đi ngủ các bạn không nên đeo kính áp tròng; để thời gian cho mắt nghỉ ngơi, thư giãn nhé!
5. Đeo kính áp tròng đi ngủ
Đây là một sai lầm lớn mà mọi người thường mắc phải. Không hề an toàn khi ngủ với đôi kính áp tròng. Việc sử dụng nó sẽ khiến giác mạc bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến kích ứng và khó chịu, thậm chí là nhiễm trùng nghiêm trọng. Trên thực tế, người dùng khi ngủ vẫn sử dụng kính thường thức dậy với đôi mắt khô và mờ.
Trong trường hợp sử dụng kính áp tròng cứng để điều trị tật khúc xạ ban đêm, cần có sự chỉ định và hướng dẫn của Bác sĩ chuyên gia.
6. Mang kính áp tròng khi tắm
Cho dù đó là hồ bơi, bồn tắm hay vòi hoa sen.. cũng không nên đeo kính áp tròng. Nước là nơi sinh sản cho các loại vi khuẩn và các mầm bệnh độc hại có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt. Trong trường hợp nặng, nó thậm chí có thể dẫn đến mất thị lực. Bạn nên tháo bỏ kính áp tròng trước khi đi tắm. Ngoài ra, thay vì bảo quản kính của bạn trong nước thì hãy sử dụng dung dịch muối vô trùng do bác sĩ đề nghị.
7. Sử dụng nước máy để vệ sinh kính áp tròng
Đây là một sai lầm lớn mà hầu hết mọi người đều mắc phải. Nước máy không hề vô trùng, khi vệ sinh kính bằng nước máy có thể dẫn đến vi khuẩn và các mầm bệnh độc hại bám trên mắt kính.
Trên thực tế, nước máy được biết có chứa một amip có thể gây ra viêm giác mạc Acanthamoeba, một bệnh nhiễm trùng mắt khó trị. Giải pháp tốt nhất là luôn luôn rửa mắt kính của bạn bằng các dung dịch thích hợp được bác sĩ khuyên dùng.
8. Khi đang bị đau mắt vẫn dùng kính áp tròng
Khi mắt có những dấu hiệu bệnh lý như sưng, đỏ, chảy nước mắt hãy ngưng ngay việc sử dụng kính áp tròng. Ngoài ra nên kiểm tra kỹ kính, vì đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về mắt. Đặc biệt nếu kính bị rách, hay trầy xước phải bỏ ngay lập tức. Nếu cố gắng đeo sẽ khiến giác mạc bị tổn thương, có thể gây mù lòa vĩnh viễn.
9. Sử dụng chung kính áp tròng
Không nên dùng chung kính áp tròng với người khác vì đây là một trong những nguyên nhân lây lan các vấn đề về mắt. Hơn nữa, mỗi kính áp tròng sẽ có một kích cỡ và hình dạng khác nhau do sự khác biệt về kích thước nhãn cầu. Nếu mang không đúng kính, mắt sẽ cảm thấy khó chịu. Nguy hiểm hơn, giác mạc sẽ bị rách hoặc xước, dẫn đến tình trạng mất thị lực vĩnh viễn.
HỆ THỐNG KÍNH THUỐC - PHÒNG KHÁM MẮT THU HÀ
(Đối diện cổng số 1 Bệnh viện mắt Trung Ương)
- Phòng khám chuyên khoa mắt: Tầng 2, Số 134 Bà Triệu, P.Nguyễn Du, Q.HBT, HN - ĐT 0243 943 4570 (máy lẻ 102)
- Nhà Thuốc chuyên khoa mắt: Tầng 2, Số 134 Bà Triệu, P.Nguyễn Du, Q.HBT, HN - ĐT 0243 943 4570 (máy lẻ 102)
- Hiệu kính: Số 134 và 140 Bà Triệu, P.Nguyễn Du, Q.HBT, HN - ĐT 0243 943 4570
- Hotline: 0908134140
- ĐT: 02439434570
- Web: www.kinhthuocthuha.vn
- Email: phongkham@kinhthuocthuha.vn